Danh mục sản phẩm

5 Điều Bạn Cần Biết Về Bảo Hiểm Bắt Buộc Đối Với Chủ Xe Cơ Giới

(02/11/2022)

Theo khoản 3 điều 18 nghị định số 3/2021/NĐ-CP người điều khiển xe cơ giới phải mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia giao thông. Do đó một trong những giấy tờ không thể thiếu khi chúng ta điều khiển phương tiện giao thông chính là bảo hiểm TNDS bắt buộc cho chủ xe cơ giới. Thế nhưng sẽ thật phức tạp nếu như chủ xe cơ giới muốn cho người khác mượn xe của mình tham gia giao thông. Do đó từ ngày 1/3/2021, nghị định số 3/2021/ NĐ-CP đã cho phép bảo hiểm xe cơ giới điện tử có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận bản cứng. Cũng vì vậy việc đăng ký bảo hiểm xe cơ giới từ đó cũng đơn giản hơn, giúp chủ xe thuận tiện hơn trong việc chấp hành quy định pháp luật.

1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho chủ xe cơ giới là gì?

Bảo hiểm TNDS bắt buộc là loại hình mà cá nhân và doanh nghiệp phải mua theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong các tai nạn giao thông do người điều khiển xe cơ giới gây ra. Khi xảy ra rủi ro, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, các đơn vị bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ xe phần trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thưởng của cá nhân, tổ chức gây thiệt hại đến tài sản, sức khoẻ của chủ thể khác mà hành vi chưa phải là tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự.

2. Bảo hiểm TNDS bắt buộc cho chủ xe cơ giới có thật sự cần thiết?

Theo số liệu của Cục Cảnh sát giao thông năm 2019, Toàn quốc có đến gần 60 triệu phương tiện giao thông (kể cả không còn lưu hành). Với số lượng phương tiện giao thông tăng trưởng không ngừng, việc gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông là không thể tránh khỏi. Vì vậy để giảm thiểu gánh nặng chăm sóc sức khoẻ lên toàn xã hội thì bảo hiểm TNDS bắt buộc là vô cùng cần thiết. Với mức phí khá rẻ và dễ dàng đăng ký, bảo hiểm TNDS bắt buộc là công cụ hữu ích giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính cho chủ xe cơ giới và xã hội trước những rủi ro bất ngờ.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho chủ xe cơ giới có cần thiết không. Nguồn: Internet

3. Phạm Vi bồi thường thiệt hại của bảo hiểm TNDS bắt buộc

Theo điều 5 nghị định số 03/2021/NĐ-CP, bảo hiểm TNDS bắt buộc sẽ bồi thường:

  1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khoẻ, tính mạng, và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra (trừ người điều khiển phương tiện và người ngồi trên đó ). 
  2. Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng hành khách do xe cơ giới gây ra.

4. Mức trách nhiệm bảo hiểm

Theo thông tư số 4/2021/TT-BTC:

1.Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng do xe cơ giới gây ra là 150 triệu đồng/ người trong một vụ tai nạn.

2.Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản:

  • Do xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy ( kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao Thông đường bộ gây ra là năm mươi triệu đồng/ một vụ tai nạn.
  • Do xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng theo quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra là một trăm (100) triệu đồng/một vụ tai nạn.

5. Phí bảo hiểm:

Bộ tài chính đã quy định phí bảo hiểm dựa trên số liệu thống kê, đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm, tương ứng với điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm, mức độ rủi ro theo loại xe cơ giới và mục đính sử dụng. Về cơ bản mức phí bảo hiểm khá thấp để mọi chủ xe cơ giới đều có thể dễ dàng tiếp cận. 

PHÍ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ( ban hành kèm theo Thông Tư số 04/2021/TT-BTC) :

TT

Loại xe

Phí bảo hiểm

(đồng/ chưa bao gồm VAT)

I Mô tô 2 bánh  
1 Từ 50 cc trở xuống 55.000
2 Trên 50 cc 60.000
II Mô tô 3 bánh 290.000
III Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự  
1 Xe máy điện 55.000
2 Các loại xe còn lại 290.000
IV Xe ô tô không kinh doanh vận tải  
1 Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 437.000
2 Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi 794.000
3 Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi 1.270.000
4 Loại xe trên 24 chỗ ngồi 1.825.000
5 Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) 437.000
V Xe ô tô kinh doanh vận tải  
1 Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký 756.000
2 6 chỗ ngồi theo đăng ký 929.000
3 7 chỗ ngồi theo đăng ký 1.080.000
4 8 chỗ ngồi theo đăng ký 1.253.000
5 9 chỗ ngồi theo đăng ký 1.404.000
6 10 chỗ ngồi theo đăng ký 1.512.000
7 11 chỗ ngồi theo đăng ký 1.656.000
8 12 chỗ ngồi theo đăng ký 1.822.000
9 13 chỗ ngồi theo đăng ký 2.049.000
10 14 chỗ ngồi theo đăng ký 2.221.000
11 15 chỗ ngồi theo đăng ký 2.394.000
12 16 chỗ ngồi theo đăng ký 3.054.000
13 17 chỗ ngồi theo đăng ký 2.718.000
14 18 chỗ ngồi theo đăng ký 2.869.000
15 19 chỗ ngồi theo đăng ký 3.041.000
16 20 chỗ ngồi theo đăng ký 3.191.000
17 21 chỗ ngồi theo đăng ký 3.364.000
18 22 chỗ ngồi theo đăng ký 3.515.000
19 23 chỗ ngồi theo đăng ký 3.688.000
20 24 chỗ ngồi theo đăng ký 4.632.000
21 25 chỗ ngồi theo đăng ký 4.813.000
22 Trên 25 chỗ ngồi [4.813.000+30.000 x (số chỗ ngồi – 25 chỗ)]
23 Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan) 933.000
VI Xe ô tô chở hàng (xe tải)  
1 Dưới 3 tấn 853.000
2 Từ 3 đến 8 tấn 1.660.000
3 Trên 8 đến 15 tấn 2.746.000
4 Trên 15 tấn 3.200.000

Ngoài ra, căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chủ động điều chỉnh tăng phí bảo hiểm với mức tối đa là 15%.

Tổng kết:

Với một mức phí khá thấp và có thể đăng ký dễ dàng, Bảo hiểm TNDS là công cụ giúp giảm thiểu gánh nặng bảo vệ sức khoẻ của xã hội. Ngoài ra theo nghị định 46/2016/NĐ-CP, chính phủ cũng quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông. Theo đó, chủ xe cơ giới nếu không mang giấy bảo hiểm xe hoặc giấy không còn hiệu lực, chủ xe bị phạt 100.000- 200.000 đồng đối với xe máy và 400.000-600.000 đối với ô tô. Vì vậy hãy tham gia bảo hiểm TNDS bắt buộc cho chủ xe cơ giới ngay hôm nay để góp phần giảm thiểu áp lực sức khoẻ của các vụ tai nạn giao thông lên toàn xã hội. Đăng ký online bảo hiểm TNDS bắt buộc cho chủ xe cơ giới ngay tại đây.

Các tin khác

Yêu cầu tư vấn qua điện thoại

Xin nhập tên và số điện thoại để chúng tôi giúp bạn!




ABOUT SSL CERTIFICATES